UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định về việc phê duyệt phân bổ gạo hỗ trợ cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ (Học kỳ II năm học 2021-2022).
Ảnh minh họa
UBND tỉnh phê duyệt phân bổ gạo hỗ trợ cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ; cụ thể như sau:
1. Đối tượng hỗ trợ: Học sinh tại các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ.
2. Mức hỗ trợ: 15kg gạo/01 tháng/học sinh.
3. Thời gian hỗ trợ: 05 tháng của học kỳ II năm học 2021-2022 (từ tháng 01/2022 đến tháng 05/2022).
4. Tổng số học sinh được hỗ trợ: 1.845 học sinh; trong đó:
+ 1.094 học sinh bán trú đang học trong trường phổ thông dân tộc bán trú;
+ 100 học sinh tiểu học, trung học cơ sở mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại trường tiểu học, trường THCS đóng trên địa bàn thuộc khu vực III;
+ 138 học sinh tiểu học, trung học cơ sở mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu tại các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi đang học tại trường tiểu học, trường THCS đóng trên địa bàn thuộc khu vực II;
+ 465 học sinh trung học phổ thông là người dân tộc thiểu số mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu tại các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đang học tại trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học.
+ 51 học sinh trung học phổ thông là người Kinh thuộc hộ nghèo, mà bản thân và bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu tại các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đang học tại trường trung học phổ thông (hoặc cấp trung học phổ thông tại trường phổ thông có nhiều cấp học).
5. Tổng số gạo được hỗ trợ: 133,400 tấn (sau khi trừ số gạo còn lại của học kỳ I năm học 2021-2022 tại các đơn vị chuyển sang: 4,975 tấn gạo.
6. Địa điểm giao nhận gạo hỗ trợ: Tại trung tâm các huyện, thị xã, thành phố.
7. Thời gian thực hiện: Theo quy định của Bộ Tài chính.
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan đầu mối; chủ trì, phối hợp với Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình, Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện việc giao nhận gạo hỗ trợ cho học sinh 3 theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước; thường xuyên theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện cho Chủ tịch UBND tỉnh và các cơ quan liên quan.
UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị được nhận gạo: Căn cứ Quyết định, tổ chức thực hiện việc tiếp nhận và cấp đúng đối tượng, cấp đủ số lượng gạo theo quy định hiện hành của Nhà nước; bố trí kinh phí bốc xếp gạo từ phương tiện vận chuyển tại trung tâm huyện, thị xã, thành phố (tiếp nhận từ Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình) và vận chuyển gạo đến các địa điểm để cấp phát cho các đối tượng được hỗ trợ. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về việc tổ chức thực hiện việc nhận, cấp phát gạo hỗ trợ; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí, tiêu cực, gây phiền hà cho các đơn vị, cá nhân được nhận gạo hỗ trợ.
Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và UBND các huyện có liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện cấp phát gạo hỗ trợ cho học sinh theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Nghĩa Bình phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện việc giao nhận gạo hỗ trợ theo đúng quy định./.
Tác giả bài viết: binhdinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn