Theo báo cáo của Sở Y tế Bình Định, những nội dung cơ bản của Nghị quyết 47-NQ/TW được thường xuyên lồng ghép vào các hội nghị, hội thảo, hội thi…của ngành Y tế cũng như các cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang và thông qua các buổi truyền thông trực tiếp phù hợp với từng nhóm đối tượng ở khu dân cư, được triển khai liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.
Với việc triển khai khá mạnh mẽ và đồng bộ, có thể khẳng định Nghị quyết số 47-NQ/TWcủa Bộ Chính trị đã đi vào cuộc sống tạo được sự chuyển biến tích cực về nhận thức, thái độ, hành vi của toàn xã hội đối với công tác dân số. Lãnhđạo các cấp xác định rõ vai trò, trách nhiệm trong việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác DS-KHHGĐ. Hầu hết các tầng lớp nhân dân đã xem việc thực hiệnKHHGĐ như một nhu cầu tự thân vì hạnh phúc và sự phát triển của mỗi gia đình và đất nước.Quy mô gia đình ít con đã nhận được sự đồng thuận của xã hội. Ngày càngnhiều người kết hôn, sinh con phù hợp với lứa tuổi. Hầu hết các cặp vợ chồng đã có hiểu biết về các biện pháp tránh thai, về kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS). Nam giới đã từng bước tham gia hưởng ứng chương trình. Nhóm đối tượng vị thành niên và thanh niên được tiếp cận với thông tin, kiến thức về CSSKSS ngày càng nhiều hơn...
Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW của Bộ Chính trị, cấp ủy, chính quyền tỉnh Bình Định đã kịp thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, quản lý điều hành để tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ trên địa bàn toàn tỉnh, có thể kể đến như: Chương trình hành động số 01/Ctr-TU ngày 29/12/2005 của Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết 47/NQ-TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ; Chỉ thị số 04/CT-CTUBND ngày 13/10/2008 của UBND tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ;hàng năm HĐND tỉnh ban hành các Nghị quyết về giao chỉ tiêu mức giảm sinh, UBND tỉnh ban hành quyết định, văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện đến các cấp, các ngành, đoàn thể, đảm bảo công tác quản lý, điều hành Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ được triển khai thống nhất, đồng bộ.
Theo số liệu của Cục thống kế tỉnh, Bình Định đã cơ bản gần đạt mức sinh thay thế, năm 2010 (đạt 2,16 con), năm 2011 (đạt 2,19 con), năm 2012 (đạt 2,33 con), năm 2013 (đạt 2,3 con), ước năm 2014 (đạt 2,3 con). Năm 2010 dân số trung bình toàn tỉnh 1.492,0 nghìn người, năm 2014 là 1.516,0 nghìn người. Như vậy, quy mô dân số của tỉnh tăng bình quân hằng năm là 4,8 nghìn người trong giai đoạn 2010-2014. Quy mô dân số ước đạt khoảng 1,516 triệu người vào năm 2014, thấp hơn so với mục tiêu đề ra là 1,570 triệu người. Tuy nhiên về mặt khách quan, quy mô dân số đạt được ở mức 1,516 triệu người vào năm 2014 không phải hoàn toàn từ kết quả giảm sinh mà trong đó có một phần từ yếu tố biến động dân cư (di dân). Tỷ suất sinh đã có dấu hiệu chững lại, năm 2010, tỷ suất sinh thô là 16,3%o, ước năm 2014 là 16,0%o. Tuổi thọ bình quân tăng lên từ 70,0 tuổi năm 1999 (nam 68,2 tuổi và nữ là 71,8 tuổi) lên 71,9 tuổi vào năm 2009 và năm 2011 là 72,71 tuổi.Như vậy, sau 10 năm tuổi thọ bình quân đã có những chuyển biến khá rõ nét, tăng thêm 1,9 tuổi (nam tăng 1,6 tuổi; nữ tăng 2,0 tuổi).
Về hệ thống tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ từ tỉnh đến cơ sở đã được củng cố, kiện toàn và hoạt động ổn định. Hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành DS-KHHGĐ tiếp tục được duy trì và từng bước ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý dữ liệu dân cư. Chính sách DS-KHHGĐ đã thực sự đi vào cuộc sống của nhân dân. Quan niệm của người dân đã có chuyển biến tích cực, ngày càng có nhiều người chấp nhận quy mô gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con để nuôi dạy cho tốt. Công tác DS-KHHGĐ từng bước được xã hội hóa với sự tham gia tích cực của nhiều ban, ngành, đoàn thể và đông đảo các tổ chức xã hội. Vai trò của cộng đồng trong việc cam kết thực hiện chính sách DS-KHHGĐ ngày càng được tăng cường hơn. Hàng năm số khu phố, thôn không có người sinh con thứ 3 trở lên ngày càng tăng. Nhiều chương trình, đề án mới được triển khai trên địa bàn tỉnh như: Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, Đề án kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển biển, Đề án nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền, vận động phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh, Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh... Đồng thời, các mô hình tiên tiến điển hình tại Bình Định như Mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe, tiền hôn nhân”; Mô hình sàng lọc trước sinh và sơ sinh; Mô hình Nâng cao chất lượng cho một số dân tộc thiểu số; Mô hình Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng;…được triển khai thực hiện, đem lại nhiều kết quả thiết thực, đã góp phần nâng cao chất lượng dân số của tỉnh.
Bên cạnh đó vẫn còn nhữngkhó khăn, thách thứcđó là: Bình Định cơ bản gần đạt mức sinh thay thếnhưng chưa ổn định; chất lượng dân số đã được cải thiện nhưng chưa cao; chỉ số phát triển con người tăng lên nhưng Bình Địnhvẫn nằm trong nhóm các tỉnh có chỉ số phát triển con người ở mức trung bình thấp. Tuổi thọ có tăng nhưng vẫn thấp hơn so với tuổi thọ của toàn quốc. Nhiều vấn đề về KHHGĐ, chăm sóc SKSS thực hiện chưa đồng đều ở các địa phương; chất lượng dịch vụ SKSS/KHHGĐ ở các vùng núi, vùng xa còn hạn chế. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em tuy đã hạ thấp đáng kể nhưng không đồng đều khu vực miền núi và thành thị. Tình trạng thừa cân béo phì ở trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng, đặc biệt là ở khu vực thành phố. Tình trạng phá thai vẫn còn nhiều (0,05/100 trẻ em sinh ra sống), trong đó vẫn còn nhiều trường hợp phá thai nhiều lần. Việc đáp ứng nhu cầu thông tin, kiến thức, dịch vụ về SKSS, SKTD cho các nhóm dân số đặc thù như người chưa thành niên, thanh niên, nam giới, người di cư, người khuyết tật, người có HIV;dự phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản/bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh còn hạn chế. Sàng lọc phát hiện ung thư vú và ung thư cổ tử cung chưa được thực hiện rộng rãi. Nội dung và hình thức truyền thông chưa thật phù hợp với đặc điểm vùng, miền; sản phẩm truyền thông chưa đáp ứng được cả về số lượng, chất lượng, còn thiếu các sản phẩm dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.Việc xây dựng, duy trì và phát triển các mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng chưa được một số địa phươngthực sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai, tổng kết rút kinh nghiệm. Việc phối hợp giữa truyền thông và cung cấp dịch vụ DS và SKSS vẫn còn những điểm yếu, đặc biệt miền núi, vùng sâu, vùng xa.Thông tin, số liệu và nghiên cứu khoa học về DS và SKSS chưa đáp ứng nhu cầu quản lý, xây dựng kế hoạch và chính sách.
Đồng thời, kiến nghị Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm bổ sung thêm kinh phí cho Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ nhằm đảm bảo các hoạt động và thực hiện đạt chỉ tiêu đề ra vì sự cắt giảm kinh phí của Trung ương cấp từ năm 2014 và những năm tiếp theo; quan tâm tới bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ, đảm bảo đây là cơ quan làm nòng cốt cho việc thực hiện chính sách, pháp luật cũng như những mục tiêu về DS-KHHGĐ đã đề ra. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật nhằm phát hiện sớm dị tật sơ sinh để có sự can thiệp kịp thời nhằm làm giảm tỷ lệ dân số thiểu năng trí tuệ, dị tật bẩm sinh. Nên có quy định cụ thể về việc kiểm tra sức khỏe trước hôn nhân.
Thứ nhất, cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyềnvà sự phối hợp đồng bộ với trách nhiệm cao của các cấp, các ngành trong bộ máy tổ chức thực hiện công tác DS và SKSS. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, đoàn thể và nhân dân kiên trì thực hiện chủ trương của Pháp lệnh Dân số, Pháp lệnh Dân số sửa đổi quy định “Mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có 1 hoặc 2 con để có điều kiện nuôi dạy tốt”.
Thứ hai, tiếp tục hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác DS-SKSS các cấp;bố trí đủ cán bộ làm công tác DS-SKSS theo hướng chuyên nghiệp và chuyên sâu, gắn công tác DS với chăm sóc SKSS,tạo được sự đồng bộ thống nhất. Có chế độ chính sách phù hợp cho cán bộ cơ sở.Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác DS-SKSStrên cơ sở kiện toàn bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý và chính sách.
Thứ ba, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác DS-SKSS; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát thực hiện chương trình, kế hoạch về DS và SKSS ở các cấp; thu thập và lập báo cáo đánh giá chính xác tình hình thực hiện công tác DS-SKSS;thường xuyên tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá các hoạt động của chương trình, dự án.
Thứ tư, tăng cường và nâng cao hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng. Đẩy mạnh tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, tạo nhu cầu và tăng số người thay đổi hành vi DS -SKSS một cách bền vững. Hoạt động truyền thông đại chúng phảitập trung hướng về cơ sở, ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.
Thứ năm, quan tâm đến công tác truyền thông trực tiếpnhư thông qua mạng lưới cộng tác viên DS- KHHGĐ, nhân viên y tế thôn, bản, cán bộ trạm y tế xã, cơ quan dân số, chăm sóc SKSS tỉnh, huyện và tăng cường sự phối hợp của của các ngành, đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội nhằm tạo sự thay đổi hành vi bền vững về DS -SKSS, nhất là địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển, hải đảo.
Thứ sáu, mở rộng các hình thức tư vấn của cán bộ các cơ sở dịch vụ, các trung tâm tư vấn tỉnh, huyện.Duy trì và đẩy mạnh các can thiệp truyền thông có hiệu quả, các mô hình và dịch vụ tư vấn trực tiếp, thân thiện cho đối tượng sinh con một bề, đối tượng nghèo, dân tộc ít người, dân di cư, vị thành niên. Duy trì và tiếp tục mở rộng mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân. Xây dựng và mở rộng mô hình chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi dựa vào cộng đồng.Tiếp tục triển khai đồng bộ, thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục và tư vấn nhằm tạo môi trường thuận lợi về chính sách, nguồn lực và dư luận xã hội.
Thứ bảy, đưa các nội dung về chính sách DS-KHHGĐ và chăm sóc SKSS vào giáo dục trong và ngoài nhà trường; mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản, bao gồm cả giáo dục về phòng ngừa nhiễm HIV, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh và sức khỏe tình dục./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn