Công tác chấp hành pháp luật của ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh (từ ngày 01/01/2013 đến ngày 30/6/2014) nhìn từ kết quả giám sát chuyên đề của Ban Pháp chế HĐND tỉnh

Thứ tư - 24/12/2014 13:13
Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm về trật tự an toàn xã hội và xâm phạm sở hữu vẫn còn diễn biến phức tạp. Nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm chủ yếu do ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm của một bộ phận thanh thiếu niên; công tác hòa giải chưa được chú trọng đúng mức từ cấp cơ sở, mâu thuẫn phát sinh gây ra những vụ việc phức tạp; công tác quản lý còn nhiều sơ hở, có lúc bị buông lỏng trên một số lĩnh vực. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật có lúc, có nơi chưa toàn diện. Đáng lưu ý một số tổ chức tín dụng buông lỏng công tác quản lý, tạo sơ hở để cán bộ, nhân viên chiếm đoạt tài sản Nhà nước như: vụ Hồ Thị Xuân Hương, thủ kho tiền - Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phú Tài chiếm đoạt trên 31 tỷ đồng; vụ Nguyễn Quốc Thịnh, nguyên Giám đốc Quỹ Tín dụng nhân dân Tây Giang - Tây Sơn chiếm đoạt trên 5 tỷ đồng).
Công tác chấp hành pháp luật của ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh (từ ngày 01/01/2013 đến ngày 30/6/2014) nhìn từ kết quả giám sát chuyên đề của Ban Pháp chế HĐND tỉnh

Trước tình hình đó, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã tiến hành giám sát chuyên đề “Công tác chấp hành pháp luậtcủa ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh(từ ngày 01/01/2013 đến ngày 30/6/2014)”.Qua giám sát và khảo sát thực tế, nổi lên một số vấn đề sau:

Về công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp

Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) 2 cấp đã chủ động phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng và tăng cường lực lượng cho công tác kiểm tra, kiểm sát việc giải quyết tin báo tố giác tội phạm; đã giải quyết 1.760/1.889 tin báo, tố giác tội phạm, đạt 93%, đạt chỉ tiêu so với Nghị quyết số 37 của Quốc hội. Qua đó đã ban hành quyết định hủy 01 quyết định không khởi tố vụ án và ra quyết định khởi tố để Cơ quan điều tra làm rõ 01 vụ/04 bị can; ban hành 51 kiến nghị yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục vi phạm về thời hạn giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm. Tổng số đơn khiếu nại, tố cáođãtiếp nhận là 1.653, có 21 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết của ngành KSND, đã giải quyết 20/21 đơn.

Về thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự

Tổng số án hai cấp đã kiểm sát điều tra là 1.236 vụ/2.500 bị can. Cơ quan điều tra đã giải quyết 1.076 vụ/2.178 bị can. VKSND 2 cấp thụ lý 1.061 vụ/1.781 bị can, đã giải quyết 1.034 vụ/1.715 bị can, đạt 98% về số vụ và 96,3%  số bị can đã thụ lý giải quyết. Đã ban hành 06 kiến nghị, 02 thông báo rút kinh nghiệm. VKS hai cấp đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung 05 vụ và Toà án trả hồ sơ để điều tra bổ sung 16 vụ; án trả hồ sơ điều tra bổ sung giữa các cơ quan tiến hành tố tụng chiếm tỷ lệ 1,8%, chỉ tiêu kế hoạch cho phép tối đa không quá 3%. VKSND 2 cấp thụ lý kiểm sát 1.184 vụ/2.439 bị cáo sơ thẩm; 477 vụ/839 bị cáo phúc thẩm. Toà án đã đưa ra xét xử 1.059 vụ/2.188 bị cáo sơ thẩm; 380 vụ/690 bị cáo phúc thẩm. Kết quả Toà tuyên huỷ 10 vụ để điều tra, truy tố, xét xử lại. Không có bị can, bị cáo nào bị đình chỉ điều tra, đình chỉ xét xử do không phạm tội. Toàn ngành đã kháng nghị phúc thẩm 28 vụ/46 bị cáo. Tòa đã xét xử chấp nhận kháng nghị 25 vụ/28 vụ, đạt 89%. Đã ban hành 20 kiến nghị, 11 thông báo rút kinh nghiệm về những thiếu sót, vi phạm trong hoạt động xét xử án hình sự sơ thẩm.

Về công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, kiểm sát thi hành án hình sự, thi hành án dân sự

Ngành Kiểm sát nhân dân đã tăng cường công tác phối hợp với cơ quan Công an trong việc kiểm sát bắt, tạm giữ và tạm giam, chưa để xảy ra oan, sai. Năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 đã giải quyết, chuyển xử lý hình sự 652/653 trường hợp (đạt 99,8%). Tổng số tạm giam 2.162 bị án, đã giải quyết 1.754 bị án. VKSND 2 cấp đã kiểm sát bất thường và theo định kỳ 131 lần Nhà tạm giữ, Trại tạm giam, Trại giam do Công an quản lý. Qua công tác kiểm sát đã ban hành 60 kết luận, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm, được cơ quan Công an chấp nhận, trong đó có kiến nghị 02 vụ để can phạm trốn khỏi nơi giam giữ (Quy Nhơn, Vân Canh).

Công tác kiểm sát thi hành án hình sự và thi hành án dân sự được tăng cường; kiểm sát chặt chẽ các trường hợp hoãn, đình chỉ, tạm đình chỉ thi hành án. Đã phối hợp kiểm sát đưa đi thi hành án phạt tù 1.194/1.221 bị án, đạt 98%; trực tiếp kiểm sát công tác quản lý, giáo dục người chấp hành án phạt tù cho hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tại nơi cư trú tại 72 UBND xã, phường, thị trấn vàtham gia Hội đồng xét giảm án cho 2.107 phạm nhân.Tổng số việc dân sự phải kiểm sát việc thi hành là 10.973 việc/527.857 triệu đồng, đã thi hành xong 2.884 việc/ 74.698 triệu đồng, số có điều kiện thi hành án 3.186 việc/269.986 triệu đồng.Qua đó, đã ban hành 81 kết luận, kiến nghị yêu cầu khắc phục vi phạm và 05 thông báo rút kinh nghiệm về công tác kiểm sát thi hành án hình sự và ban hành 05 kháng nghị và 53 kiến nghị đối với cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp.

Về công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân-gia đình, các vụ án HC-KDTM-LĐ và những việc khác theo quy định pháp luật

VKSND 2 cấp đã tăng cường áp dụng các biện pháp nghiệp vụ, kiểm sát chặt chẽ các bản án, quyết định, nghiên cứu kỹ hồ sơ trước khi tham gia giải quyết vụ, việc. Đã kiểm sát việc thụ lý của Toà 5.971 vụ, việc sơ thẩm, 329 vụ phúc thẩm. Đã xét xử 1.075 vụ, việc sơ thẩm; 257 vụ, việc phúc thẩm và 01 vụ/01 vụ theo thủ tục giám đốc thẩm. Qua đó, đã ban hành 42 kháng nghị phúc thẩm, 02 kháng nghị giám đốc thẩm, báo cáo đề nghị Viện KSND tối cao kháng nghị giám đốc thẩm 3 vụ. Toà đưa ra xét xử chấp nhận 28/30 vụ kháng nghị phúc thẩm (đạt 93,3%), 01/01 vụ kháng nghị giám đốc thẩm (đạt 100%). Ban hành 50 kiến nghị và 14 thông báo rút kinh nghiệm. Kết quả xét xử đã tuyên huỷ 60 vụ án để giải quyết lại do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng dân sự, trong đó có 35 vụ án bị huỷ có một phần nguyên nhân do lỗi của Kiểm sát viên.  

Qua giám sát, Ban Pháp chế HĐND tỉnh nhận định:

Nhìn chung,ngànhKSND đã phối hợp với các ngành chức năng kịp thời đấu tranh phòng chống có hiệu quả hoàn thành tốt nhiệm vụ của ngành đạt các chỉ tiêu của Nghị quyết số 37/2012/QH13 ngày 23/11/2012 và Nghị quyết số 63/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội. Việc điều tra, truy tố, xét xử bảo đảm đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm và làm oan người vô tội. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án, án điểm, phức tạp, những vụ án được dư luận quan tâmđượcđẩy nhanh tiến dộ; phối hợp các cơ quan chức năng chọn nhiều vụ án xét xử lưu động. Công tác kiến nghị, kháng nghị được chú trọng và nâng cao chất lượng...

Bên cạnh các ưu điểm nêu trên, công tác chấp hành pháp luậtcủa ngành Kiểm sát nhân dân tỉnh(từ ngày 01/01/2013 đến ngày 30/6/2014) bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, như:Công tác kiểm sát xử lý tin báo tội phạm và kiến nghị khởi tố vẫn còn một số vụ việc bịquá thời hạn giải quyết.Tình trạng trả hồ sơ vẫn còn xảy ra; chất lượng một số kháng nghị còn chưa cao.Công táckiểm sát các hoạt động tư pháp chưa được quan tâm đúng mứcđể ban hành kịp thời các kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu khắc phục vi phạm. Một số Kiểm sát viên còn ít kinh nghiệm, nghiệp vụ chưa sâu trong công tác kiểm sát giải quyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động dẫn đến án bị hủy có liên quan đến trách nhiệm của Viện Kiểm sát.

Theo phân tích của Đoàn giám sát, các tồn tại, hạn chế nói trên bắt nguồn từ các nguyên nhân sau: Tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, một số vụ có tính chất nghiêm trọng nên khó khăn trong việc xác minh, định giá, giám định thương tích dẫn đến việc xử lý tin báo, tố giác tội phạm chưa đảm bảo thời gian theo quy định. Các văn bản pháp luật của Nhà nước, của ngành còn nhiều bất cập, hướng dẫn chưa cụ thể, chưa sát với thực tế gây khó khăn, lúng túng khi áp dụng pháp luật như: bị can sử dụng hung khí, vật cứngtrong tội cố ý gây thương tích…; không có chế tài quy định việcxử lý các cơ quan, cá nhân khi không thực hiện các kiến nghị, yêu cầu của ngành kiểm sát. Ý thức trách nhiệm, năng lực chuyên môn và chất lượngtranh tụng của một số cán bộ kiểm sát viên chưa cao nhất là ở cấp huyện nên vẫn còn xảy ra việc trả hồ sơ, một số kháng nghị không được Tòa án chấp nhận. Công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng, giữa Kiểm sát viên với Điều tra viên, Thẩm phán ở một số đơn vị cấp huyện thiếu chặt chẽ.

Trên cơ sở kết quả giám sát, Ban Pháp chế HĐND tỉnh đã kiến nghị với các cấp, các ngành lên quan một số giải pháp để khắc phục những tồn tại hạn chế, tiếp tục phát huy ưu điểm trong lĩnh vực công tác quan trọng và nhạy cảm này.

Đối với Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh: Cần chú trọng tổ chức các chuyên đề trên các lĩnh vực xử lý tin báo tội phạm, tạm giam, tạm giữ, thi hành án hình sự, dân sự và kiểm sát điều tra xét xử đối với các loại án để nâng cao chất lượng hoạt động, năng lực chuyên môn của đội ngũ kiểm sát viên hai cấp, nhất là chất lượng tranh tụng tại phiên tòa.Kịp thời kiến nghị, kháng nghị những thiếu sót, vi phạm về trình tự, nội dung giải quyết của các cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết các loại vụ án. Chú trọng kiểm sát thời gian thụ lý, điều tra, giải quyết, xét xử các vụ án hình sự, dân sự đảm bảo đúng quy định pháp luật, tránh để án quá thời hạn luật định.Tăng cường kiểm tra, kiểm sát công tác thi hành án hình sự đối với các trường hợp tù có điều kiện, án treo,án cải tạo không giam giữ tại địa phươngđể bảo đảm tính giáo dục riêng và phòng ngừa chung tội phạm, hạn chế thấp nhất các trường hợptái phạm, tái phạm nguy hiểm. Nâng cao chất lượng kiểm sát đối với công tác THADS,bảo đảm bản án, quyết định của Tòa án được thi hành. Chủ động phối hợp với các ngành chức năng tăng cường xét xử các vụ án điểm, xét xử lưu động để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và răn đe tội phạm; qua đó, giúp các cơ quan tư pháp rút kinh nghiệm trong hoạt động tố tụng cũng như trong việc áp dụng pháp luật khi giải quyết các vụ việc theo chức năng, thẩm quyền quy định.Xem xét, bố trí đủ đội ngũ Kiểm sát viên cho VKSND cấp huyện bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tăng cường công tác tập huấn, đào tạo nghiệp vụ, lý luận chính trị xem xét để trang bị cơ sở vật chất chocấp huyện có đủ phương tiện, điều kiện hoạt động.

          Đối vớiUBND tỉnhUBND cấp huyện: Xem xét và tạo điều kiện hỗ trợ ngành KSND về kinh phí đào tạo nguồn nhân lực và mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó UBND tỉnh quan tâm hỗ trợ kinh phí và bố trí vào dự toán ngân sách địa phương năm 2015về trang bị hệ thống Hội nghị trực tuyến từ VKSND tỉnh đến VKSND các huyện, thị xã  và thành phố.

Hy vọng rằng trong thời gian tới, công tác chấp hành pháp luậtcủa ngành Kiểm sát nhân dân tỉnhsẽ có những chuyển biến tích cực và mạnh mẽ hơn nữa, góp phần thiết thực trong việc giảm thiểu tội phạm, ổn định tình hình trật tự an toàn xã hộiở địa phương, đồng thời nâng cao vai trò, ý nghĩa pháp luật trong đời sống, đẩy mạnh tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa./.

                                                                                                              PHS


PHẠM HỒNG SƠN

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây