Hoạt động của Ban Dân tộc HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016

Thứ bảy - 23/04/2016 19:17
Ban Dân tộc HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2011 – 2016 gồm có 05 thành viên: 01 thành viên chuyên trách là Trưởng ban và 04 thành viên kiêm nhiệm (quy định tại Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 20/6/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định về việc xác nhận kết quả bầu cử thành viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh khóa XI, nhiệm kỳ 2011 – 2016). Các thành viên kiêm nhiệm của Ban chủ yếu là cán bộ chủ chốt cấp tỉnh, huyện có tính chất công việc và vị trí công tác khác nhau, phải lo nhiều công việc chuyên môn, quản lý tại cơ quan, đơn vị ở địa phương. Mọi nội dung về dự kiến chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban đều do Trưởng ban và một chuyên viên của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh phụ trách tham mưu, giúp việc cho Ban thực hiện trước khi tiến hành họp Ban thông qua.
Hoạt động của Ban Dân tộc HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2011 - 2016

Xuất phát từ đặc điểm tình hình trên, ngay từ đầu nhiệm kỳ, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh Bình Định khóa XI, nhiệm kỳ 2011 – 2016 tại Nghị quyết số 33/2011/NQ-HĐND để xây dựng Quy chế hoạt động của Ban và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban; đồng thời, không ngừng nghiên cứu và tìm hiểu phương pháp làm việc, giám sát, khảo sát của Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Dân tộc và Ban Dân tộc HĐND các tỉnh bạn để đề ra phương pháp, cách làm phù hợp, sáng tạo và hiệu quả cho hoạt động của Ban.

Kết quả, từ năm 2011 đến 2016, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã hoạt động rất tích cực theo quy chế của HĐND tỉnh như đóng góp các nội dung kỳ họp của HĐND tỉnh liên quan đến lĩnh vực dân tộc; thẩm tra dự thảo Nghị quyết, báo cáo, đề án liên quan đến việc đầu tư vào vùng dân tộc; tổ chức khảo sát tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực dân tộc tại địa phương. Tổ chức giám sát thực hiện các chương trình 134, 135, 30a và các chương trình đề án chính sách của Đảng và Nhà nước trên địa bàn tỉnh như các chính sách trợ cước, trợ giá, tạo việc làm thông qua khoán chăm sóc bảo vệ rừng để tăng thu nhập cho người dân miền núi; các chính sách cử tuyển, chính sách về giáo dục, đào tạo việc làm, xuất khẩu lao động, y tế, văn hoá cho đồng bào các dân tộc; các chính sách về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, cung cấp nước sạch cho vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số,… giám sát dựa vào chỉ tiêu chính sách để làm rõ những vấn đề làm đ­­­­ược, ch­­­­ưa làm đ­­­­ược; hiệu quả của các chính sách đối với đời sống của người dân ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; những vấn đề khó khăn, vướng mắc cần được tháo gỡ,...

Hoạt động giám sát, khảo sát của Ban không ngừng được nghiên cứu đổi mới theo hướng thiết thực, hiệu quả, bao quát nhưng đảm bảo lĩnh vực, chức năng, nhiệm vụ, tập trung vào các vấn đề nổi cộm, bức xúc của người dân miền núi, trung du, vùng đặc biệt khó khăn và nơi có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn tỉnh như các huyện: Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, An Lão. Sau giám sát, khảo sát có kết luận, chỉ ra những tồn tại, yêu cầu, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Tính đến nay, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã thực hiện 48 cuộc giám sát, khảo sát cho 12 chuyên đề (gồm 8 chuyên đề giám sát thực hiện theo chương trình giám sát hàng năm của HĐND tỉnh và 4 chuyên đề khảo sát đột xuất thực hiện theo yêu cầu của Trung ương, của Thường trực HĐND tỉnh hoặc khi có vấn đề nổi cộm, bức xúc), với 91 kiến nghị. Những kiến nghị của Ban đã được các cơ quan đơn vị xem xét và thực hiện theo quy định hiện hành.

Trong công tác, Ban Dân tộc HĐND tỉnh luôn đảm bảo nguyên tắc tập thể, dân chủ, quyết định theo đa số; có phân công trách nhiệm cho từng thành viên và phối hợp thực hiện các hoạt động. Trên cơ sở phân công nhiệm vụ theo Quy chế của Ban, các thành viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã chủ động khảo sát, nắm bắt tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trực tiếp gặp gỡ đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn theo địa bàn được phân công để lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân, xem xét, đánh giá hiệu quả và các vấn đề bất cập của chính sách trong việc triển khai thực hiện ở cơ sở, địa phương để tổng hợp, phản ánh trung thực nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của người dân, đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong thời gian đến hiệu quả hơn.

Trong các kỳ họp của HĐND tỉnh, các thành viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã tham gia tích cực trong công tác thảo luận tại tổ và tại hội trường, lựa chọn các vấn đề trọng tâm, những v­­ướng mắc cần tháo gỡ, những bức xúc của cử tri để thảo luận và yêu cầu các cơ quan chức năng làm rõ các vấn đề còn nhiều tồn tại được d­ư luận đại biểu, cử tri quan tâm về chính sách dân tộc trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, đặc biệt thẻ bảo hiểm y tế; các dự án chăm lo sức khỏe nhân dân vùng sâu, vùng cao; công tác đào tạo phát huy nghề thủ công tuyền thống giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc; tình trạng học sinh dân tộc thiểu số qua đào tạo cao đẳng, đại học không có việc làm, sự chênh lệch chất lượng dạy học ở các vùng, miền các dân tộc khác nhau, công tác giải quyết việc làm cho người dân tộc thiểu số... Trên cơ sở thảo luận đã nêu các câu hỏi chất vấn tại kỳ họp ngày càng có chất lư­ợng hơn, chất vấn và trả lời chất vấn đã đi đúng trọng tâm, phản ánh thực chất những vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm. Tại các hội nghị, diễn đàn về dân tộc, đại diện Ban Dân tộc HĐND tỉnh luôn tích cực trong việc thảo luận, trao đổi, đề xuất, kiến nghị những vấn đề liên quan trực tiếp tới công tác dân tộc, các chính sách dân tộc,phát triển kinh tế - xã hội chovùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu sốvà miền núi.

Nhìn chung, trong thời gian qua, Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, hoàn thành tốt các chương trình, kế hoạch đề ra góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách dân tộc, đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực dân tộc vào thực tiễn một cách hiệu quả hơn, giải quyết được bức xúc và đáp ứng nguyện vọng của người dân; từ dó, cải thiện được đời sống cả về vật chất và tinh thần, tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân nhất là người dân ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo (hộ nghèo trên 3 huyện miền núi giảm từ 54,88% năm 2011 xuống còn 37,04% năm 2015), phát triển bền vững kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, giữ vững trật tự an ninh tuyến núi,... từ đó tạo niềm tin vững chắc cho nhân dân vào Đảng, Nhà nước./.


Bá Tân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây