HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BAN HÀNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thứ sáu - 02/06/2023 09:34
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước; trên cơ sở quy định của Trung ương và nhằm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, y tế vùng đồng bào DTTS; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước; Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành Nghị quyết số 39/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 Quy định một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; kinh phí dự kiến thực hiện trên 31 tỉ đồng/năm, thời gian thực hiện các chính sách từ tháng 01/2023 đến tháng 12/2025, với một số nội dung chủ yếu như:
Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước; trên cơ sở quy định của Trung ương và nhằm thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, y tế vùng đồng bào DTTS; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, nâng cao niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nước; Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành Nghị quyết số 39/2022/NQ-HĐND ngày 10/12/2022 Quy định một số chính sách đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; kinh phí dự kiến thực hiện trên 31 tỉ đồng/năm, thời gian thực hiện các chính sách từ  tháng 01/2023 đến tháng 12/2025, với một số nội dung chủ yếu như:
Thứ nhất, chính sách về cấp không thu tiền muối i-ốt: Thực hiện cấp không thu tiền muối i-ốt cho đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các địa bàn thuộc các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát với định mức 06 kg/người/năm.
Thứ hai, chính sách hỗ trợ học sinh đi học: Đối tượng hỗ trợ là học sinh người dân tộc thiểu số đang đi học tại các trường mẫu giáo, mầm non và phổ thông các cấp thuộc các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát. Mức hỗ trợ, cụ thể như:
(1). Đối với học sinh mẫu giáo, mầm non được hỗ trợ 160.000 đồng/học sinh/tháng (trừ đối tượng đã được thụ hưởng theo Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ Quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non và các quy định sửa đổi bổ sung khác); học sinh đang học tại các trường phổ thông dân tộc bán trú hoặc nội trú (trừ đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục và Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn) không được hưởng chính sách nội trú hoặc bán trú thì được hưởng hỗ trợ mỗi tháng bằng 30% mức lương cơ sở;
(2). Học sinh đang học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông (trừ đối tượng đã được hưởng theo Nghị định số 116/2016/ NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn) được hỗ trợ mỗi tháng bằng 20% mức lương cơ sở.
(3). Hỗ trợ thêm tiền ăn cho học sinh đang học bán trú tại các trường phổ thông dân tộc bán trú, nội trú: Đối với học sinh đang học bán trú được hưởng theo Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ thì được hỗ trợ định mức 240.000 đồng/học sinh/tháng; học sinh bán trú còn lại thì được hỗ trợ định mức 540.000 đồng/học sinh/tháng.
(4). Các mức hỗ trợ nêu trên được hưởng theo thời gian học thực tế tối đa 09 tháng/năm học. Nếu học sinh bỏ học thì không tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ quy định tại khoản 2 Điều này.
Thứ ba, chính sách trợ giá sử dụng giống lúa lai: Hỗ trợ giống lúa lai cho 01 ha gieo trồng là 45 kg/ha, với các giống lúa lai có trong cơ cấu giống của tỉnh. Trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% và ngân sách huyện, xã hỗ trợ 50% giá giống lúa lai cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống ở các địa bàn thuộc các huyện: Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát. Theo đó UBND các huyện xây dựng kế hoạch sản xuất lúa lai trên diện tích đảm bảo nguồn nước tưới theo kế hoạch sản xuất hàng năm của địa phương; sử dụng kinh phí của địa phương để hỗ trợ thêm về phân bón, tập huấn kỹ thuật nhằm đảm bảo nâng cao năng suất và hiệu quả trong việc sử dụng giống lúa lai và hỗ trợ không quá 02 vụ/năm (vụ Đông Xuân và Hè Thu).
Thứ tư, chính sách hỗ trợ người có uy tín: Đối tượng là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh (theo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số). Theo đó, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng để tham gia công tác vận động, tuyên truyền tại cơ sở.
Thứ năm, chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế: Đối tượng hỗ trợ là người dân tộc thiểu số thuộc hộ gia đình cận nghèo trên địa bàn tỉnh, với mức hỗ trợ là 30% mức đóng bảo hiểm y tế (70% mức đóng bảo hiểm y tế còn lại do ngân sách Trung ương hỗ trợ).
Trên cơ sở nghị quyết của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 84/2022/QĐ-UBND ngày 20/12/2022; trong đó, giao Ban Dân tộc thuộc UBND tỉnh là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức triển khai chính sách, kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện chính sách; tổng hợp, báo cáo tình hình và kết quả thực hiện hàng năm cho UBND tỉnh và các bộ, ngành Trung ương theo quy định. Đồng thời, chịu trách nhiệm phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện thụ hưởng tổ chức thực hiện việc cấp phát muối i-ốt hàng năm cho đồng bào DTTS; tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các chính sách theo chức năng, thẩm quyền.
Sở Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trình UBND phân bổ kinh phí hàng năm; đồng thời, hướng dẫn thực hiện cấp phát, thanh quyết toán kinh phí theo đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà nước, bảo đảm nguồn kinh phí để thực hiện đầy đủ các chính sách nêu trên.
Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và các ngành liên quan hướng dẫn, kiểm tra các trường học thực hiện việc hỗ trợ tiền ăn cho học sinh là người DTTS, bảo đảm các chế độ được thực hiện đầy đủ, kịp thời, đúng quy định và quyết toán với cơ quan tài chính theo quy định.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc sử dụng giống lúa lai cho phù hợp với từng địa bàn để đồng bào DTTS ứng dụng vào sản xuất đạt hiệu quả.
Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố, tổng hợp số lượng đối tượng thụ hưởng, kinh phí hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế đảm bảo không trùng lắp, bảo đảm quyền lợi khám, chữa bệnh của các đối tượng; đồng thời, thanh quyết toán kinh phí được cấp theo đúng quy định.
UBND các huyện (Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát) xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện một số chính sách đối với đồng bào DTTS tại địa phương mình; chịu trách nhiệm trực tiếp triển khai, chỉ đạo tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách bảo đảm đúng đối tượng, địa bàn và các chế độ theo quy định./.
                                                                                                                                      Đoàn Vũ Hùng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây