KẾT QUẢ GIÁM SÁT TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỪ NĂM 2011 – 2014 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Thứ tư - 31/12/2014 01:04
Thực hiện Nghị quyết số 36/NQ-HĐND ngày 11/12/2013 của HĐND tỉnh về Chương trình hoạt động giám sát năm 2014, Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh đã thành lập Đoàn giám sát “Tình hình thực hiện các chương trình khuyến công từ năm 2011-2014 trên địa bàn tỉnh” đối với một số sở, ngành, địa phương, đơn vị DN.
BKT
BKT
Những kết quả đạt được

Tổng kinh phí khuyến công quốc gia (Bộ Công Thương phê duyệt) và kinh phí khuyến công địa phương (UBND tỉnh phê duyệt) thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2014là 8.056,08triệu đồng. Ngoài nguồn kinh phí khuyến công của Quốc gia và khuyến công của tỉnh, từ năm 2011 – 2014, một số huyện, thị xã đã quan tâm bố trí ngân sách hỗ trợ hoạt động khuyến công của cấp huyện, như huyện Hoài Nhơn (346,78 triệu đồng), Tuy Phước (220,72 triệu đồng), Phù Cát 11,5 triệu đồng, An Nhơn (845 triệu đồng)…được sử dụng lồng ghép cùng với chương trình, đề án khuyến công cấp quốc gia, cấp tỉnh tổ chức trên địa bàn hoặc hỗ trợ độc lập cho các chương trình, đề án khuyến công của cấp huyện quản lý.

Từ nguồn kinh phí khuyến công nêu trên, từ năm 2011 – 2014 đã ưu tiên hỗ trợ thực hiện các chương trình đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật; phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu; hỗ trợ liên doanh, liên kết, hợp tác kinh tế và phát triển các khu, cụm công nghiệp; tuyên truyền, phát triển thông tin, xây dựng tài liệu, văn bản pháp luật; nâng cao năng lực quản lý; chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Ngoài ra, Sở Công Thương tiến hành ký kết chương trình phối hợp với các ngành liên quan của tỉnh như: Liên minh Hợp tác xã, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Tỉnh Đoàn, Đài Phát thanh - Truyền hình và giao cho Trung tâm Khuyến công thực hiện các nội dung phối hợp nhằm huy động các nguồn lực cho hoạt động khuyến công tại địa phương. Trong đó, cấp tỉnh đã tập trung tổ chức triển khai thực hiện 49đề án khuyến công:

Kết quả, đã tổ chức đào tạo nghề, tạo việc làm cho 2.650 lao động tại các cơ sở công nghiệp nông thôn trên địa bàn các huyện Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn, Hoài Ân, Hoài Nhơn; hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật và ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến cho 16 cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư hạ tầng cho 05 cụm công nghiệp ở các huyện Tây Sơn, Phù Cát, Hoài Ân; tổ chức 02 lần bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh, 02 lần tham gia bình chọn cấp khu vực, tham gia hội chợ hàng công nghiệp nông thôn khu vực Miền Trung – Tây nguyên; hỗ trợ 02 huyện tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp huyện; tổ chức các khóa tập huấn khuyến công cho 100 lượt người tham gia;  xây dựng bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh cho 07 sản phẩm phù hợp với yêu cầu hợp quy/hợp chuẩn; ngoài ra đã chú trọng công tác xây dựng tài liệu, tuyên truyền về công tác khuyến công ở địa phương; áp dụng “sản xuất sạch hơn” trong công nghiệp…

 Nhờ hoạt động khuyến công, một số ngành nghề truyền thống ở Bình Định đã dần được khôi phục và phát triển như: nghề mây tre đan, thảm xơ dừa nghề dệt chiếu, đồ gỗ mỹ nghệ, lảm nón ngựa, bánh bún các loại..., hỗ trợ phát triển sản xuất ngành nghề se chỉ sợi dừa cho 60 hộ nghèo ở Hoài Nhơn. Đặc biệt trong những năm gần đây đã quan tâm hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm gạch không nung với nhiều công nghệ đa dạng, phù hợp với chủ trương của tỉnh về từng bước xóa bỏ gạch đất sét nung hoặc mô hình sản xuất phân bón vi sinh từ rác thải, góp phần đáng kể về bảo vệ môi trường.

Đánh giá chung về kết quả đạt được

Trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn, nhưng được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Công Thương (Cục Công nghiệp địa phương) và của UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ trong chỉ đạo triển khai của Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp, các sở, ngành liên quan và UBND cấp huyện, hoạt động khuyến công của tỉnh có những bước chuyển biến tích cực,đạt được kết quả. Đã xây dựng và tổ chức triển khai các chương trình, đề án khuyến công theo đúng quyết định phê duyệt của Bộ Công Thương và UBND tỉnh, qua đó hỗ trợ,tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn tháo gỡ khó khăn, đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường,tạo việc làm, tăng thu nhập,góp phần quan trọng vào việc khôi phục vàphát triển ngành nghề công nghiệp nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây dựng nông thôn mớiở địa phương.

Một số khó khăn, hạn chếvà nguyên nhân

Qua giám sát cho thấy, ngoài những kết quả đạt được nêu trên, hoạt động khuyến công ở tỉnh vẫn có một số khó khăn, hạn chế và nguyên nhân như sau: Nguồn kinh phí dành cho các hoạt động khuyến công bố trí chưa đáp ứng so với nhu cầu khuyến công địa phương. Nội dung và mức hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến côngchưa thực sự hấp dẫn, thủ tục để được hỗ trợ phức tạp, hạn chế sự tham gia tích cực của chính quyền cấp huyện, xã và các đối tượng thụ hưởng.Công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫnvề chính sách khuyến công có mặt hạn chếnên cơ sở công nghiệp nông thônchưa nắm bắt kịp thời và chưa thật sự quan tâm và hiểu rõ ý nghĩa của các nội dung hỗ trợ, kéo theo hoạt động khuyến công khó khăn trong việc tiếp cận, lựa chọn đối tượng thụ hưởng.Sự phối hợp triển khai hoạt động khuyến công giữa Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình Định với các cơ quan chức năng cấp huyện và các cơ sở công nghiệp nông thôn có nơi, có lúc chưa đồng bộ. Một số đề ánkhuyến công tiến độ thực hiện chậm so với kế hoạch đã được phê duyệt; hiệu quả nhân rộng mô hình chưa cao. Hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp còn yếu, chưa tạo được nguồn thu từ hoạt động này.Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm của cán bộ làm công tác khuyến công từ tỉnh đến cơ sở từng bước có nâng lên nhưng còn nhiều hạn chế. Mạng lưới khuyến côngchuyên trách, cộngtác viên cấp cơ sở tại các địa phương chưa hình thành,chỉ giao cán bộ kiêm nhiệmnên chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.Công tác xây dựng kế hoạch, đề xuất các đề án khuyến công và chất lượng hồ sơ đăng ký còn yếu. Thời gian từ khâuxây dựng kế hoạch, thẩm định, trình phê duyệt danh mục và kinh phí đề án khuyến công còn chậm, kéo dài gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện.Đáng chú ý, thời gian qua hoạt động khuyến công của tỉnh chủ yếu thực hiện theo Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn năm 2008 – 2012 (theo Quyết định số 624/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 của UBND tỉnh). Từ năm 2012 đến nay nhiều văn bản mới về cơ chế, chính sách trong hoạt động khuyến công của Trung ương được ban hành (như Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công và các văn bản hương dẫn, cụ thể hóa của Bộ Công Thương, liên Bộ Công Thương - Bộ Tài chính); tuy nhiênđến nay, Chương trình khuyến công giai đoạn sau năm 2012 và Quy chế quản lý kinh phí khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định chưa được ban hànhmới, nên một sốhuyện chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động khuyến công, chưa đưa vào kế hoạch công tác hàng năm; còn lúng túng, bị độngtrong việc lập kế hoạch và bốtrí nguồn kinh phí khuyến công cấp huyện.

Những đề xuất, kiến nghị:

Từ thực tiễn giám sát, Đoàn giám sát đã có một số kiến nghị:Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo sớm hoàn thành việc xây dựng, trình UBND tỉnh quyết định ban hành Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2020 và Quy chế quản lý kinh phí khuyến công địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Định cho phù hợp vớitình hình thực tế và các quy định mới của Nhà nước về công tác khuyến công; đề nghịUBND tỉnh xem xét, có Chỉ thị về việc đẩy mạnh hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh; quan tâm chỉ đạo việc bố trí ngân sách và kiện toànmạng lưới khuyến công cấp huyện, xã cho phù hợp với thực tiễn và đáp ứng yêu cầu của hoạt động khuyến công.Đối với Sở Công Thương, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp: Chủ động phối hợp với các ngành, các cấp rà soát và xây dựng hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động khuyến công nhằm khuyến khích phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh trình UBND tỉnh ban hành. Chú trọng chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động tư vấn phát triển công nghiệp, tạo nguồn thu và hỗ trợ thực hiện các hoạt động khuyến công ngày càng hiệu quả hơn.Tăng cường công tác phối hợp với Sở Tài chính, UBND cấp huyệnvà các cơ quan liên quanchỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị xây dựng kế hoạch, đề án  khuyến công hàng năm từ nguồn kinh phí khuyên công quốc gia và của tỉnh đảm bảo đúng tiến độ, đạt chất lượng. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra giám sát, đảm bảo hoàn thành các đề án đúng tiến độ, sử dụng và quyết toán kinh phí hỗ trợ đúng quy định. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách khuyến công; đặc biệt là làm cho các cơ sở công nghiệp nông thônbiết được chính sách khuyến công, từ đó tích cực chủ động tham gia, thụ hưởng chính sách hỗ trợ để phát triển sản xuất kinh doanh. Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến công tại Trung tâmKhuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệpvà các địa phương. Đối với UBND cấp huyện:Quan tâm hơn trong việc chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động khuyến công, cân đối bố trí kinh phí, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn và thời gian phụ trách công tác khuyến công phù hợp,tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các hoạt động khuyến công trên địa bàn.Tăng cường phối hợp với Sở Công Thương, Trung tâmKhuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệpchỉ đạo việc lựa chọn, xây dựng các đề án khuyến công trên địa bàn được hỗ trợ từ kinh phí khuyến công bảo đảm khả thi./.

 

Tác giả bài viết: Võ Thăng Long 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây