Nhiệm kỳ 2011-2016, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh luôn căn cứ Quy chế hoạt động của HĐND tỉnh và Quy chế hoạt động của Ban để tổ chức thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể, khoa học và có nhiều cố gắng trong việc tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo chương trình, kế hoạch đề ra.
Nhìn lại kết quả hoạt động nhiệm kỳ 2011 - 2016 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh

Trong công tác thẩm tra và tham gia chuẩn bị kỳ họp HĐND tỉnh: Ban tham gia cùng Thường trực HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh chuẩn bị nội dung, chương trình 12 kỳ họp HĐND tỉnh; thực hiện tốt chức năng thẩm tra các nội dung báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội trình tại các kỳ họp HĐND tỉnh. Khi thẩm tra các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết, Ban đã dựa trên những căn cứ pháp lý, cơ sở khoa học; tính hợp pháp và tính thống nhất với hệ thống pháp luật, nghị quyết của HĐND tỉnh đã ban hành; điều kiện, tình hình thực tế ở địa phương và kết hợp những thông tin từ quá trình giám sát, khảo sát, tiếp xúc cử tri, lấy ý kiến các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của đề án, dự thảo nghị quyết để xây dựng báo cáo thẩm tra cho phù hợp. Nhờ đó, đa số các báo cáo thẩm tra của Ban thể hiện rõ quan điểm của Ban nhất trí hay không nhất trí, những ý kiến khác nhau; những kiến nghị sửa đổi bổ sung. Qua đó, giúp các đại biểu HĐND tỉnh có thêm những thông tin đa chiều để thảo luận, xem xét, thông qua nghị quyết bảo đảm đúng chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Ban đã tiến hành thẩm tra45 báo cáo, đề án, tờ trình trên lĩnh vực văn hóa - xã hội do UBND tỉnh trình tại các kỳ họp HĐND tỉnh; đồng thời đã thẩm tra 38 dự thảo nghị quyết; HĐND tỉnh đã thông qua 28 nghị quyết thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội và 10 nghị quyết chung về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.Trong đó, nhiều nghị quyết có nội dung quan trọng, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống nhân dân, an sinh xã hội như: Quy hoạch mạng lưới trường, lớp học (mầm non và phổ thông) đến năm 2020; Đề án chuyển đổi các trường mầm non; Quy định chính sách thu hút, ưu đãi đối với bác sĩ, dược sĩ;Đề án đặt tên đường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, huyện Phù Mỹ, huyện Hoài Ân; Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2011-2020; Chương trình mục tiêu giảm nghèo giai đoạn 2011-2015;...

Trong công tác giám sát, khảo sát: Ban chủ động xây dựng kế hoạch giám sát gởi đến các địa phương, đơn vị chịu sự giám sát đảm bảo thời gian theo luật định. Nội dung giám sát được Ban lựa chọn kỹ từ các nghị quyết của HĐND tỉnh hoặc từ những vấn đề nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm. Về hình thức giám sát, Ban đã tiến hành hai hình thức chủ yếu là giám sát trực tiếp và giám sát qua báo cáo phù hợp với tình hình thực tế mỗi chuyên đề giám sát.Ban đã tiến hành 10 cuộc giám sát chuyên đề tại hơn 50 địa phương, đơn vị; trong đó:Lĩnh vực giáo dục có 03 chuyên đề(Công tác xã hội hóa giáo dục; Tình hình thực hiện Đề án chuyển đổi các trường Mầm non và Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi). Lĩnh vực Y tế, Bảo hiểm xã hộicó 03 chuyên đề(Tình hình thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội cho người lao động; Quy hoạch phát triển hệ thống y tế; Bảo hiểm y tế toàn dân; công tác đầu tư cơ sở vật chất khám chữa bệnh cho nhân dân; công tác nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các bệnh viện công lập).Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch có 02 chuyên đề(Tình hình thực hiện các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực văn hóa; Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa).Lĩnh vực Lao động, Thương binh và Xã hội có 02 chuyên đề (Tình hình thực hiện Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề; Chính sách, pháp luật người có công với cách mạng giai đoạn 2005-2011)Ngoài ra, tiến hành 5 cuộc giám sát, khảo sát theo yêu cầu của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

Trong việc thực hiện các mặt công tác khác: Banduy trì họp định kỳ đánh giá tình hình hoạt động hàng quý, 6 tháng, năm theo Quy chế hoạt động của Ban. Thực hiện nghiêm các nhiệm vụ do Thường trực HĐND tỉnh phân công; chấp hành sự điều hòa, phối hợp của Thường trực HĐND tỉnh; đồng thời tham mưu Thường trực HĐND tỉnh thỏa thuận với UBND tỉnh những vấn đề phát sinh giữa hai kỳ họp HĐND tỉnh trên lĩnh vực văn hóa - xã hội đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Nhìn chung, trong nhiệm kỳ qua, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh luôn nổ lực thực hiện đảm bảo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Trong việc thực hiện chức năng giám sát được Ban chú trọng nâng cao về chất lượng và hiệu quả, thực hiện với quy trình chặt chẽ, khoa học, chuyên đề giám sát bao quát được các nội dung quan trọng thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội. Báo cáo kết quả giám sát có cứ liệu cụ thể, chính xác, lập luận thuyết phục. Nhiều đề xuất, kiến nghị của Ban được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo giải quyết, được các đơn vị chịu sự giám sát đồng tình, thống nhất và có biện pháp thực hiện đem lại nhiều kết quả, góp phần tác động thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.Công tác thẩm tra các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết thuộc lĩnh vực của Ban đi vào nề nếp, chất lượng dần được nâng lên, góp phần giúp Đại biểu HĐND tỉnh có thêm cơ sở để xem xét, quyết nghị. Các thành viên của Ban là những đồng chí lãnh đạo ở các sở, địa phương, có trình độ chuyên môn, có đạo đức cách mạng, phẩm chất chính trị, có trách nhiệm, nhiệt tình khi tham gia các hoạt động giám sát, khảo sát, thẩm tra và thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trênBanVăn hóa - Xã hội cũng có một số khó khăn, chẳng hạn như: Lĩnh vực văn hóa - xã hội rất rộng nhưng thành viên Ban thường chỉ am hiểu chuyên sâu lĩnh vực mình phụ trách nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gặp khó khăn nhất định. Một số báo cáo thẩm tra của Ban tính phản biện chưa cao, định hướng cho đại biểu HĐND tỉnh xem xét, trao đổi, thảo luận chưa tốt.Một số nội dung đề án, tờ trình UBND tỉnh gởi chậm thời gian quy định hoặc nhiều nội dung chỉ gởi dự thảo nên có trường hợp thay đổi nội dung khi ký chính thức, thậm chí có nội dung không mời lãnh đạo Ban tham gia ngay từ đầu nên công tác thẩm tra gặp không ít khó khăn, bị động. Các thành viên phần lớn là kiêm nhiệm, công tác ở nhiều cơ quan khác nhau nên việc thống nhất về thời gian tham gia các hoạt động của Ban còn khó khăn; do đó phần nào làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ban. Mặt khác, bộ máy giúp việc cho Ban ít, công tác tham mưu có lúc chưa sâu./.


Huỳnh Thúy Vân